Hotline : 0978900824
: 0 sản phẩm

Những bệnh thường gặp ở thỏ và cách điều trị

Thỏ là động vật rất nhạy cảm, thích ăn ở sạch sẽ, nhưng lại thường xuyên dính những loại bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh như: bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa và bệnh sinh sản…

Bệnh nhiều nhưng thuốc đặc trị cho thỏ rất ít. Do cơ thể của thỏ rất yếu lại mẫn cảm nên điều tốt nhất đối với thỏ là phòng bệnh.

Cách phòng bệnh cho thỏ tốt nhất

Tiêm chủng phòng ngừa các loại bệnh truyền nhiễm theo đúng định kỳ 3 tháng 1 lần như: bệnh cầu trùng, bệnh ghẻ, nấm…

Tạo môi trường sống sạch sẽ, ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè cho thỏ. Tránh bị mưa tạt, gió lùa dễ gây cho thỏ các bệnh về đường hô hấp

Thức ăn sạch sẽ, không ôi mốc, nhiều chất dinh dưỡng, không thay đổi thức ăn đột ngột, tránh cho thỏ bị các loại bệnh về đường tiêu hóa.

Một số bệnh thường gặp và cách điều trị cho thỏ

1. Bệnh cầu trùng

Triệu chứng:

Thỏ xù lông, kém ăn, phân lỏng, đôi khi thân nhiệt của thỏ cao, nước mũi chảy nhiều, thỏ nhiễm bệnh nặng từ 10 – 15 ngày thì chết, có thể chết đến 70% tổng đàn. Vì vậy, đối với con thỏ bị bệnh chúng ta nên tách riêng ra khỏi đàn và có những biện pháp điều trị kịp thời.

Nguyên nhân:

Bệnh do ký sinh trùng đơn bào leishmania gây nên trong điều kiện chăn nuôi và vệ sinh kém.

Do vệ sinh chuồng trại…tác động bên ngoài, có người ở trại khác đến trại mình bị lây

Do môi trường, thời tiết, độ ẩm – nên chuồng trại phải khô ráo, thoáng mát…

Điều trị: 

Sử dụng thuốc Vicox Toltra theo liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất, đồng thời bổ sung thêm vitamin B complex… men tiêu hóa…để hỗ trợ tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho thỏ.

Phòng chống:

Khử trùng chuồng trại định kỳ, khử trùng vệ sinh, rắc vôi bột, hàng ngày quét dọn chuồng trại sạch sẽ, thức ăn tươi thu hái ngoài tự nhiên cần rửa sạch trước khi cho thỏ ăn. Tăng cường sức đề kháng cho thỏ bằng cách bổ sung các loại vitamin và các loại thức ăn có chất lượng.

2. Bệnh tụ huyết trùng

Nguyên nhân:

Bệnh tụ huyết trùng ở thỏ nguyên nhân là do vi khuẩn gây bệnh, và đây là bệnh truyền nhiễm vì vậy mức độ lây lan trong đàn rất nhanh.

Do vệ sinh chuồng trại chưa sạch sẽ, chưa thoáng mát…

Do tác động bên ngoài như: có người ở ngoài đi vào, không qua khử trùng có thể mang vi khuẩn từ bên ngoài vào.

Đặc biệt là thời tiết chuyển mùa hoặc thời tiết nắng mới thay đổi, dẫn đến sức đề kháng của thỏ suy giảm và phát bệnh. Đồng thời chết rất nhanh. Bời vì, trong giai đoạn đầu vi khuẩn gây bệnh đang ở cường độ mạnh và chết rải rác nếu như chúng ta không can thiệp.

Điều trị:

Đây là bệnh do vi khuẩn gây nên, vì vậy chúng ta dùng thuốc kháng sinh để điều trị như: sitep toxin, kanamycin hoặc Tulavitryl: 1ml/20 kg thể trọng, 1 liều duy nhất.

Liệu lượng cụ thể do khuyến cáo của nhà sản xuất. Có thể sử dụng thêm các loại thuốc vitamin và thuốc trợ sức, trợ lực để tăng sức đề kháng cho thỏ.

Phòng chống:

Thực hiện khử trùng chuồng trại định kỳ, khử trùng vệ sinh, chuồng trại phải thoáng mát, độ ẩm thấp để giảm tỉ lệ mắc bệnh.

Hiện tại chưa có vắc xin phòng bệnh cho thỏ, vì vậy, thời tiết giao mùa, chúng ta chú ý chăm sóc thỏ tốt hơn để thỏ có sức khỏe và chống chịu được bệnh.

Tất cả thỏ bị nhiễm bệnh nên được tiêu hủy bằng cách đốt, hoặc là đào hố chôn và rắc vôi bột xung quanh, lồng nuôi thỏ bị bệnh phải phun sát trùng để tiêu diệt vi khuẩn còn sót lại.

Tất cả những người vào chuồng trại phải được sát trùng trước khi vào. Có thể sử dụng thuốc sát trùng chuồng trại Vime Iodine (15ml pha 4 lít nước) hoặc Vimekon (100g pha 20 lít nước) để loại bỏ mầm bệnh.

3. Bệnh Bại huyết

Triệu chứng:

Thỏ bỏ ăn, khó thở, kết mạc mắt đỏ, chảy nước mũi có lẫn dịch nhờn, tiêu chảy, rồi chết hàng loạt. Trước khi chết, thỏ giãy giụa, quay vòng (triệu chứng thần kinh), máu ộc ra ở miệng, mũi rồi chết.

Khi mổ ra gan sưng to, bở; vành tim, phổi xuất huyết. Bệnh lây lan rất nhanh và chết thỏ hàng loạt.

Điều trị:

Do là bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh nên việc điều trị gần như không có kết quả, thỏ chết rất nhanh và lây lan rộng. Do vậy, phương pháp phòng bệnh được coi là tối ưu nhất.

Phòng bệnh:

Thực hiện khử trùng chuồng trại định kỳ, khử trùng vệ sinh, chuồng trại phải thoáng mát, độ ẩm thấp để giảm tỉ lệ mắc bệnh.

Sử dụng vaccin tiêm phòng cho thỏ, thời tiết giao mùa, chúng ta chú ý chăm sóc thỏ tốt hơn để thỏ có sức khỏe và chống chịu được bệnh.

Tất cả những người vào chuồng trại phải được sát trùng trước khi vào. Có thể sử dụng thuốc sát trùng chuồng trại Vime Iodine (15ml pha 4 lít nước) hoặc Vimekon (100g pha 20 lít nước) theo định kỳ 3 – 6 tháng để loại bỏ mầm bệnh.

4. Bệnh tiêu chảy

Triệu chứng: thỏ có hiện tượng đi ngoài phân loãng, phân hôi, bỏ ăn, ủ rũ.

Nguyên nhân: Thỏ ăn phải thức ăn ôi thiu, ẩm mốc, hoặc là do thay đổi thức ăn đột ngột làm cho thỏ bị rối loạn tiêu hóa, các loại thức ăn có chứa quá nhiều nước cũng có thể làm cho thỏ bị tiêu chảy. Bệnh này thường xảy ra trên thỏ trưởng thành và thỏ sau cai sữa.

Cách điều trị thỏ bị tiêu chảy

– Ngưng ngay các loại thức ăn, nước uống và những yếu tố gây mất vệ sinh

– Sử dụng thuốc Bio – D.O.C tiêm cho thỏ 3 ngày liên tiếp mỗi ngày 1 lần với liều lượng o,7 cc 1 lần.

– Cho thỏ uống thêm thuốc B Complex C để bổ sung vitamin, tăng cường sức đề kháng và phục hồi sau khi thỏ mới hồi phục.

– Kết hợp sử dụng các loại nước có chất chát: búp trà, búp ổi… và tiêm hoặc cho uống vitamin A, B1, B Complex C… để tăng sức đề kháng.

Cách phòng bệnh: 

– Sử dụng thức ăn sạch, đảm bảo vệ sinh

– Khi thay đổi nguồn thức ăn, cần chuyển tiếp từ từ cho thỏ quen dần, cần phơi hoặc dự trữ trước một ngày đối với các loại thức ăn xanh có chứa quá nhiều nước.

Mọi chi tiết xin liên hệ:
Trại thỏ Đan Phượng
Add: thôn thượng trì – liên hồng–Đan Phượng – Hà Nội
Hotline: 0936 017 266 – 0978.900.824
Email: traithodanphuong@gmail.com
Facebook: www.facebook.com/banthogiong.hn
Website : www.traithodanphuong.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢN

Ngân hàng Agribank:

Chủ tài khoản: Nguyễn Ngọc Tiến

Số tài khoản: 1506205251976

Agribank chi nhánh Tây Hồ, Hà Nội

Ngân Hàng Vietcombank:

Chủ tài khoản: ĐÀM THỊ MÙI

Số tài khoản: 0691000402264

Vietcombank Tây Hà Nội

bank

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

SĐT/Zalo: 0978.900.824

website-icon http://traithodanphuong.com/

website-icon https://thocanh.com/

yikenG85T Email: traithodanphuong@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/thocanhmini.hanoi

Công ty TNHH ĐP Rabbit Việt Nam

Địa chỉ: Thượng Trì - Liên Hồng - Đan Phượng - Hà Nội

Số điện thoại: 0978 900 824 -  0985.633.717