Thỏ là một loài động vật có vú nhỏ được xếp vào họ Leporidae thuộc bộ Lagamorpha, sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới. Thỏ có tuổi thọ trung bình từ 4 đến 10 năm, và thời gian mang thai là từ 29 đến 32 ngày. Vì là loài động vật khá nhạy cảm và tương đối yếu nên trong thời gian thỏ mang thai, cần phải lưu ý những điều sau để tránh tình trạng sẩy thai, bảo vệ sức khỏe của thỏ:
1. Duy trì nhiệt độ, độ ẩm phòng ở mức hợp lý
Nhiệt độ và độ ẩm là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thỏ trong thời gian mang thai. Khi nhiệt độ thấp hơn 10 độ C thì thỏ thường cuộn mình lại để giữ ấm cơ thể, còn nếu nhiệt độ cao khoảng 25-30 độ C, thỏ sẽ nằm xoãi ra để thoát nhiệt. Nếu nhiệt độ quá 35 độ C thỏ sẽ bị sốc nhiệt và chết. Chính vì vậy nhiệt độ thích hợp nhất để thỏ phát triển là từ 20 đến 25 độ C.
Bên cạnh đó thỏ còn rất nhạy cảm với ẩm độ thấp (40 – 50%), tuy nhiên độ ẩm quá cao cũng không thích hợp. Độ ẩm trong không khí từ 70 – 80% là thích hợp với thỏ. Nếu như độ ẩm quá cao và kéo dài thì thỏ sẽ dễ bị cảm lạnh dẫn đến viêm mũi. Thỏ rất thích sống trong điều kiện thông thoáng, nhưng không được để gió lùa vì gió thổi trực tiếp thỏ sẽ bị cảm lạnh và viêm mũi.
Chính vì vậy, trong thời gian mang thai của thỏ cần phải hết sức lưu ý nhiệt độ và độ ẩm môi trường để thỏ có điều kiện tốt nhất để phát triển.
2. Không được kích động thỏ trong thời gian mang thai
Bắt thỏ một cách nhẹ nhàng
Thỏ đặc biệt nhạy cảm với âm thanh. Dù chỉ là tiếng động nhẹ cũng khiến thỏ sợ hãi. Chính vì vậy cần phải giữ yên tĩnh, tránh những tiếng động mạnh và bất ngờ cho thỏ.
Trong thời gian mang thai ta hạn chế bắt thỏ, trừ những trường hợp đặc biệt cần bắt để tiêm chủng hoặc cho uống thuốc. Lúc bắt ra khỏi chuồng cũng cần hết sức cẩn thận và nhẹ nhàng. Cách chúng ta thường bắt thỏ từ trước tới nay là năm tai xách lên là hoàn toàn sai và vô cùng nguy hiểm. Bởi như vậy thỏ rất hoảng sợ và cố gắng giãy dụa, khiến thỏ bị sẩy thai và đứt mạch máu, vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế nếu cần bắt thỏ, một tay nắm gá y thỏ nhấc nhẹ lên, một tay bợ phần mông thỏ, tránh trường hợp giãy dụa hư thai.
Trong thời gian mang thai của thỏ cũng hạn chế di chuyển thỏ đi xa.
3. Chuồng trại trong thời gian mang thai của thỏ cũng cần được chú trọng
Chuồng thỏ luôn sạch sẽ và cách ly
Sau khi phối giống xong, nên nuôi thỏ cái trong chuồng của thỏ đẻ, cách ly mỗi chuồng một con. Thỏ mang thai tính tình rất cáu bẳn, dễ cắn lộn nhau dẫn đến trụy thai. Vì thế nắp chuồng thỏ luôn phải đậy kín để các con khác không nhảy vào, cắn nhau.
Bên cạnh đó chuồng trại thỏ lúc nào cũng phải sạch sẽ, thoáng đãng. Đặc biệt chú ý đến các loại thức ăn còn dư lại trong chuồng làm cho thức ăn bị ẩm mốc và độ ẩm cao trong chuồng dễ gây bệnh đường hô hấp cho thỏ.
4. Thức ăn dành cho thỏ trong thời gian mang thai
Bổ sung chất dinh dưỡng cho thỏ trong thời gian mang thai
Trong thời gian mang thai, cần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thỏ, nhu cầu dinh dưỡng của chúng rất cao bởi vừa nuôi bản thân còn phải nuôi bào thai, lại phải tạo sữa để sau này cho bầy con bú. Do đó chất bột đường, chất đạm, xơ và khoáng chất, vitamin cần được bổ sung hàng ngày. Ngoài thức ăn viên, chúng ta cần bổ sung thêm rau xanh như rau lang rau muống… và các loại củ quả như cà rốt, khoai lang ta để tăng thêm hàm lượng chất dinh dưỡng cho bữa ăn.
Thỏ mang thai rất mau đói nên khẩu phần ăn cũng được bổ sung thêm gấp rưỡi so với thỏ lứa.
Bữa tối là bữa ăn chính trong ngày của thỏ.
Trên đây là những lưu ý khi nuôi thỏ trong thời gian mang thai. Hi vọng với những điểm lưu ý trên đây sẽ giúp các bạn nuôi thỏ đạt hiệu quả cao hơn.
Mọi chi tiết xin liên hệ :
Trại thỏ Đan Phượng
Add: thôn thượng trì – liên hồng–Đan Phượng – Hà Nội
Hotline: 0936 017 266 – 0978.900.824
Email: traithodanphuong@gmail.com
Facebook: www.facebook.com/banthogiong.hn
Website : www.traithodanphuong.com