Hotline : 0978900824
: 0 sản phẩm

Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản hiệu quả năng xuất cao

Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản bao gồm thỏ đực giống và thỏ cái giống. Yêu cầu thỏ đực phối được nhiều thỏ cái và đạt tỉ lệ thụ thai trung bình trên 70%. Dưới đây, bằng kinh nghiệm trong nghề của mình, thỏ đan phượng sẽ lưu ý cho các chủ trang trại những yếu tố giúp nuôi thỏ sinh sản hiệu quả, đạt năng xuất cao.

Nuôi và chọn thỏ đực

kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản

Chọn thỏ đực vô cùng quan trọng, vì thỏ đực có thể phối được với nhiều thỏ cái.

Thỏ đực không được quá béo hay quá gầy. Không cho thỏ ăn quá nhiều làm cho thỏ đực lười, sản xuất tinh trùng kém. Thỏ đực ngoài cho ăn rau cỏ cần bổ sung thêm khoảng 50 gram lúa, bắp hay đậu. Đối với thỏ đực có thể cho ăn lúa 3 ngày liên tục để đạt kết quả phối giống tốt nhất. Thức ăn cần giàu đạm và vitamin nhất là vitamin A và E vì chúng có vai trò quan trọng trên cơ sở phát triển tế bào và mô cơ. Tuổi thỏ đực có thể sử dụng từ 8-10 tháng tuổi.

Tiêu chuẩn chọn thỏ đực:

  • To con, đầu to vừa
  • Ngực, mông và vai to
  • Lưng rộng
  • Chân sau to
  • Mạnh dạn và hăng hái
  • Phải đạt tiêu chuẩn về trọng lượng qui định cho mỗi giống thỏ

Chọn thỏ cái

Chọn thỏ cái là một trong những kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản.

Chọn thỏ cái

  • To con nhưng không quá mập
  • Dài và rộng ngang nhất là phần mông
  • Đầu tương đối nhẹ
  • Lông mướt mịn

Thông thường khó chọn được thỏ cái tốt nếu chỉ căn cứ vào hình dáng bên ngoài. Vì thế cần chọn những con thỏ cái mà mẹ nó là những con thỏ tốt. Ví dụ như đẻ từ 6 con trở lên, nuôi con tốt (con mau lớn và ít chết).

Chọn thỏ con làm thỏ giống:

chọn thỏ con làm thỏ giống.

Chọn những thỏ con có cha mẹ tốt, trong bầy thỏ này chọn những con nhanh lẹ làm thỏ giống, những con thỏ làm giống có thể cai sữa muộn hơn khoảng 6 tuần tuổi thay vì 3-4 tuần.

Sau khi đã cai sữa thỏ thì nên tách riêng cái và đực ngay lúc đó hoặc có thể để trễ 1-2 tuần sau. Cần thiết tránh những kích xúc liên tục đối với thỏ như đi xa, tiêm phòng… Khi cai sữa thỏ con thì ta bắt thỏ mẹ ra khỏi chuồng và để thỏ con ở lại chuồng cũ để tránh kích xúc về mặt chuồng tại, di chuyển. Tiêm phòng cho thỏ phải tránh lúc thỏ yếu và 2 lần tiêm phải cách nhau khoảng 1 tuần.

Khi thỏ được 4 tháng thì tách riêng từng con và nuôi trong một căn lồng riêng và sau đó đánh số thỏ giống để phân biệt và lập phiếu kiểm soát sinh trưởng và sinh sản của thỏ cái và thỏ đực.

Tuổi cho thỏ sinh sản:

Trong điều kiện ở Việt Nam thì thỏ cái lai 3-4 tháng tuổi đã có khả năng giao phối. Tuy nhiên vào tuổi này thỏ cái thành thục chưa đầy đủ, cho nên cho thỏ sinh sản vào tuổi này sẽ có sữa ít, số con không sai, thỏ con dễ bệnh. Vì thế phải để thỏ sinh sản ở tuổi 8 tháng đối với thỏ đực, và đối với thỏ cái là 6 tháng. Ở các trại giống thì thỏ cái sinh sản là 8 tháng và thỏ đực là 10 tháng.

Căn cứ vào số lượng này ta tính lượng thỏ đực cần thiết phải nuôi. Thời gian sử dụng thỏ giống tùy thuộc vào: số con thỏ cái đẻ và tình trạng sức khỏe thỏ cái. Nếu thỏ cái đẻ 5 lứa/năm thì có thể sử dụng trong vòng 3 năm nó tùy theo tình trạng sức khỏe và khả năng sinh con, sau đó thì vỗ béo bán thịt. Còn đối với thỏ đực thì cũng có thể sử dụng trong 3 năm tùy tình trạng sức khỏe và khả năng sai con của nó.

Thỏ cái lên giống:

chọn thỏ cái làm giống.

Khó có thể xác định được thời kỳ lên giống của thỏ cái. Bình thường khi thỏ nghỉ ngơi, thỏ nằm dồn thành một khối tròn, 2 chân trước duỗi ra, chân sau được xếp dưới bụng, và lưng làm thành hình vòng cung. Nhưng khi lên giống thì thỏ nằm duỗi ra trong lồng. Âm hộ có con hơi sưng to lên, màu niêm mạc của âm hộ cũng có màu hồng. Trong một số trường hợp của có dịch nhờn chảy ra. Có những con chạy tới chạy lui, cắn cỏ cắn máng. Điều này đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm mới có thể biết được thỏ cái lên giống.

Trường hợp thỏ cái không chịu cho thỏ đực nhảy thì có thể kích thích thỏ cái. Chúng ta có thể tiến hành như sau bỏ thỏ cái vào lồng thỏ đực trong vòng vài giờ sau đó bắt thỏ cái ra. Hoặc là bỏ một nắm cỏ của lồng thỏ đực cho vào trong lồng thỏ cái, cũng có thể nhốt thỏ cái kế lồng thỏ đực từ 24-48 giờ. Sau đó thỏ cái có thể chịu nh ảy.

Cũng có thể dùng các loại kích dục tố (thuốc kích dục) để kích thích thỏ cái lên giống và chịu cho đực phối trong những trường thỏ cái không có biểu hiện lên giống và không cho thỏ đực nhảy.

Cho thỏ phối giống:

Thường cho thỏ cái phối giống vào sáng sớm hay chiều mát, không nên cho thỏ phối vào lúc nắng nóng vì điều kiện nóng sẽ không thuận lợi do stress nhiệt.

Bắt thỏ cái bỏ nhẹ nhàng vào trong lồng thỏ đực, không nên bắt thỏ đực bỏ vào trong lồng thỏ cái do có thể làm cho thỏ đực hoảng sợ với môi trường mới không chịu phối, cũng như thỏ đực phải nhiều lần bị bắt chuyển qua lồng khác. Phải quan sát coi thỏ nhảy. Khi nhảy được thỏ cái, thỏ đự c sẽ kêu lên một tiếng và ngã sang bên cạnh là đã phối thành công. Thỏ đực chỉ có thể nhảy từ 1-2 lần. Không nên để thỏ cái trong lồng thỏ đực suốt đêm làm mất sứ c cả thỏ đực và cái. Trong một vài trại cho thỏ đự c nhảy liên tiếp 2 lần trước khi bắt thỏ cái ra, chỉ áp dụng cách này khi thỏ đực ít nhảy. Cách dùng 2 thỏ đực khác nhau để nhảy 1 thỏ cái có hạn chế là: Không xác định được di truyền con đực nào và thỏ cái yếu sức sẽ không chịu đực. Thỏ đực tốt có thể cho nhảy 2 lần 1 ngày.

Chăm sóc thỏ cái có thai:

Thời gian mang thai của thỏ cái là 30 ngày, có thể sớm hoặc trễ hơn 1-2 ngày. Thỏ có thai thì nên đặt thỏ ở một nơi yên tỉnh, kín đáo và sau 15 ngày thì khám thai. Sau đó thì cho thỏ vào lồng rộng hơn, có nước uống thường xuyên, có cỏ đầy đủ và thêm thức ăn bổ sung, bột cám, củ quả.

Kiểm soát thỏ cái có thai:

Kiểm soát tốt nhất là ngày thứ 15, nên khám coi thỏ có thai hay không? Không nên khám thai sau ngày thứ 18.

Cách khám:

Sờ bằng tay: bắt thỏ cái đặt nhẹ nhàng lên trên mặt nhám, tay phải nắm lổ tai và vai thỏ, tay trái đặt dưới mình thỏ giữa 2 chân sau và trước vùng xương chậu, đặt

ngón cái 1 bên và 4 ngón còn lại một bên, lướt nhẹ nhàng từ trước ra sau, nếu gặp 1 cục tròn nhỏ như sâu chuỗi là thỏ có thai.. Nên phân biệt với phân thỏ nằm gần xương sống và trực tràng.

Kiểm tra bằng máy: Hiện nay trên thị trường đã có loại máy kiểm tra thai cho gia súc. Bà con có thể mua và làm theo hướng dẫn sử dụng của từng loại máy.

Cho thỏ đẻ:

Căn cứ vào ngày phối ghi chép mà chuẩn bị ngày thỏ đẻ. Thông thường thời gian mang thai của thỏ là 1 tháng, tuy nhiên thỏ có thể đẻ sớm hay trễ hơn 1-2 ngày là chuyện bình thường. Ta cần thiết phải chuẩn bị ổ đẻ cho thỏ. Ổ thỏ đẻ có thể được đóng bằng gỗ hoặc bằng nhựa như hướng dẫn ở trên. Nên cho ít lông của thỏ hoặc vải vụn. Trước khi đẻ, thỏ mẹ sẽ cắn lông ở bụng và lót vào ổ. Thỏ đẻ nhanh và tự ra nhau thai. Ta cần theo dõi để lấy nhau thai chôn đi. Khi thỏ đẻ xong bạn tiêm cho thỏ 1 mũi Oxytocin để đẩy những tạp chất trong tử cung.

Cho thỏ sơ sinh bú là điều quan trọng, nếu thực hiện cẩn thận và kết quả thỏ

con bú đầy đủ sẽ nâng cao số con còn sống sau cai sữa. Sự thất bại thường xảy ra giai đoạn này. Chú ý là thỏ con cần được sự giúp đỡ để bú mẹ, đặc biệt là thỏ mẹ ở lứa hậu bị. Phải theo dõi và cho bú đầy đủ , mỗi ngày chúng ta có thể cho bú chỉ 1 lần vào buổi sáng. Thỏ con sơ sinh có thể tách ra khỏi mẹ để vào ổ lót bằng nhựa nơi khô ráo, ấm áp và tránh bị thỏ mẹ vào ổ đẻ bới con văng ra hay đè chết. Thỏ con bú đầy đủ sẽ ngũ yên và da căng bóng, trường hợp thiếu sữa thỏ sẽ cựa quậy nhiều và da nhăn, gầy còm. Thỏ mở mắt từ 9-13 ngày, ta có thể tập ăn tại lồng của thỏ con bằng rau xanh tốt và các loại thức ăn bổ sung có chất lượng mà không cần cho theo mẹ. Như vậy chúng ta tạo điều kiện để cai sữa tố t và thỏ mà ít bị ảnh hưởng bởi thỏ con. Thông thường chúng ta cai sữa chúng từ 30-35 ngày tuổi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢN

Ngân hàng Agribank:

Chủ tài khoản: Nguyễn Ngọc Tiến

Số tài khoản: 1506205251976

Agribank chi nhánh Tây Hồ, Hà Nội

Ngân Hàng Vietcombank:

Chủ tài khoản: ĐÀM THỊ MÙI

Số tài khoản: 0691000402264

Vietcombank Tây Hà Nội

bank

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

SĐT/Zalo: 0978.900.824

website-icon http://traithodanphuong.com/

website-icon https://thocanh.com/

yikenG85T Email: traithodanphuong@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/thocanhmini.hanoi

Công ty TNHH ĐP Rabbit Việt Nam

Địa chỉ: Thượng Trì - Liên Hồng - Đan Phượng - Hà Nội

Số điện thoại: 0978 900 824 -  0985.633.717