Thời tiết thay đổi đột ngột khiến bệnh tụ huyết trùng ở thỏ sinh sôi, phát triển nhanh. Tụ huyết trùng thỏ là căn bệnh lây lan nhanh, thường gặp ở thỏ cần được chữa trị kịp thời để tránh gây nguy hiểm đến thỏ. Vậy cách chữa bệnh như thế nào và phòng bệnh ra sao? Hãy tham khảo bài viết sau đây được chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế từ CEO Thỏ Đan Phượng nhé.
Nguyên nhân:
Trong niêm mạc đường khí quản của thỏ thường có vi trùng Pasteurella tiềm sinh. Do tác động của môi trường như gió lùa vào, thời tiết thay đổi đột ngột, hay do thức ăn cho thỏ không đủ dinh dưỡng, bị bệnh kéo dài thì khi đó sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Đây là cơ hội để loại vi trùng này có độc lực lớn hơn sẽ gây bệnh ở nhiều dạng khác nhau như: viêm phổi, viêm kết mạc, phế mạc, viêm màng ngoài tim, viêm não dẫn đến thỏ nghiêng đầu.
Triệu chứng
Khi thỏ mắc bệnh tụ huyết thì sẽ có những biểu hiện như: gầy yếu, kém ăn, sốt cao 41- 42 độ C, khó thở, kết mạc mắt đỏ, chảy nước mũi có lẫn dịch nhờn. Nhiều khi bệnh ở dạng cấp tính, có thể làm thỏ chết đột xuất, chết nhiều trong thời gian ngắn mà không biểu hiện lâm sàng.
Bệnh tụ huyết lan nhanh qua đường hô hấp bằng cách hít thở phải vi trùng ô nhiễm trong phân, bụi không khí. Hay bệnh tụ huyết trùng Lợn gà, cũng có thể lây lan sang cho thỏ và làm tăng độc lực cho tụ huyết trùng thỏ gây bệnh.
Cách trị bệnh tụ huyết ở thỏ
Bước 1: Phòng dịch, điều trị bại huyết thỏ: dùng xuất huyết thỏ để tiêm 0,5cc/thỏ con, 1cc/thỏ to.
Sau khi tiêm bại huyết thỏ khoảng 10 tiếng, tiếp tục điều trị bằng thuốc đặc hiệu là Streptomycin với liều lượng 0,1g/kg thể trọng hoặc dùng Kanamycin tiêm với liều lượng 0,05g/kg thể trọng hoặc Bio DOC liều lượng tùy theo trọng lượng (xem hướng dẫn sử dụng). Dùng các loại thuốc này để tiêm trong 3 ngày liền. Trong quá trình điều trị nên bổ sung các vitamin, khoáng chất cho thỏ để tăng cường sức đề kháng.
Đây là bệnh do vi khuẩn gây nên, vì vậy chúng ta dùng thuốc kháng sinh để điều trị như: sitep toxin, kanamycin hoặc Tulavitryl: 1ml/20 kg thể trọng, 1 liều duy nhất.
Liệu lượng cụ thể do khuyến cáo của nhà sản xuất. Có thể sử dụng thêm các loại thuốc vitamin và thuốc trợ sức, trợ lực để tăng sức đề kháng cho thỏ.
Cách phòng bệnh tụ huyết trùng ở thỏ
Thực hiện khử trùng chuồng trại định kỳ, khử trùng vệ sinh, chuồng trại phải thoáng mát, độ ẩm thấp để giảm tỉ lệ mắc bệnh.
Hiện tại chưa có vắc xin phòng bệnh cho thỏ, vì vậy, thời tiết giao mùa, chúng ta chú ý chăm sóc thỏ tốt hơn để thỏ có sức khỏe và chống chịu được bệnh.
Tất cả thỏ bị nhiễm bệnh nên được tiêu hủy bằng cách đốt, hoặc là đào hố chôn và rắc vôi bột xung quanh, lồng nuôi thỏ bị bệnh phải phun sát trùng để tiêu diệt vi khuẩn còn sót lại.
Tất cả những người vào chuồng trại phải được sát trùng trước khi vào. Có thể sử dụng thuốc sát trùng chuồng trại Vime Iodine (15ml pha 4 lít nước) hoặc Vimekon (100g pha 20 lít nước) để loại bỏ mầm bệnh.